Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Bảo hiểm y tế “phớt lờ” thuốc dieu tri viem gan C?


Bảo hiểm y tế “phớt lờ” thuốc điều trị viêm gan c?

PN - Theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ thanh toán đối với một số thuốc với chỉ định điều trị cụ thể như sau: Interferon và Peginterferon dieu tri viem gan c theo đúng phác đồ. Hiệu lực thi hành của thông tư này bắt đầu từ ngày 25/8/2011. Tuy nhiên, gần một năm qua, bệnh nhân (BN) điều trị viêm gan siêu vi C vẫn chưa được hưởng chế độ này.

     

    Điều trị bệnh nhân viêm gan C ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Ảnh: P.Huy

    Mừng hụt
        Khoa Nhiễm A, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện có nhiều BN viêm gan C đang điều trị. Trung bình mỗi tháng, phòng khám nơi này tiếp nhận 5.000 lượt BN đến khám các bệnh lý về gan, trong đó 40% là viêm gan siêu vi C. Thế nhưng, số BN đủ khả năng đieu tri viem gan c  đặc hiệu theo phác đồ chuẩn chỉ khoảng 5%. Những BN còn lại được điều trị bảo tồn, nghĩa là sử dụng các thuốc bảo vệ gan, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để “dưỡng bệnh”, nhằm làm chậm quá trình viêm gan tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
        BS CKII Lý Văn Chương - Trưởng khoa Nhiễm A cho biết: “Số lượng BN viêm gan C ở Việt Nam khá lớn. Riêng BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 200 ca mắc viêm gan C đến khám. BN viêm gan C đã rất vui mừng khi biết được BHYT sẽ hỗ trợ chi trả một số thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng sau khi đợi chờ mỏi mòn vẫn không được BHYT thanh toán. Bảo hiểm có lẽ không kham nổi vì chi phí thuốc điều trị quá cao, trong khi hiệu quả điều trị khá khiêm tốn”.
        Theo BS Võ Minh Quang - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM), khi dùng Interferon và Peginterferon có ba điều cần lưu ý: rất đắt tiền (từ 1,8 triệu đến gần bốn triệu đồng/ống/tuần), nhiều tác dụng phụ (rụng tóc, nhức đầu…) và hiệu quả không đạt 100%. Ngoài thuốc điều trị đặc hiệu, hàng tháng BN còn phải làm các xét nghiệm định lượng kiểm tra (khoảng một triệu đồng/xét nghiệm), xét nghiệm theo dõi, các loại thuốc tạo máu - tạo bạch cầu (trên một triệu đồng)… Một phác đồ điều trị viêm gan chuẩn kéo dài một năm, với chí phí ước tính ít nhất 100 triệu đồng.
    Thanh toán BHYT cho bệnh nhân: bao giờ?
        Việc điều trị viêm gan C quá tốn kém, đặc biệt đối với những BN nghèo. Trước sự mong chờ của BN về chế độ BHYT thì mới đây, BHXH TP.HCM có công văn số 2096/BHXH-NVGD1, tiếp tục khẳng định: BHYT tạm ngưng thanh toán hai loại thuốc nói trên trong khi chờ BHXH Việt Nam hướng dẫn thống nhất về quy trình quản lý người bệnh để đảm bảo điều trị.
        Phó Giám đốc BHXH TP.HCM Lưu Thị Thanh Huyền giải thích: “Sau khi Bộ Y tế đưa hai loại thuốc Interferon và Peginterferon vào danh mục tân dược được BHYT thanh toán cho BN viêm gan C, chúng tôi bắt đầu tiếp cận với các phác đồ điều trị do các BV xây dựng. Theo đó, thời gian sử dụng thuốc để đạt hiệu quả khá dài, 48 - 72 tuần; chi phí khá cao; đồng thời thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng (đau đầu, khó chịu, chán ăn, rụng tóc…). Do đó, khi BHYT thanh toán cho BN, phải xét hai vấn đề: BN tuân thủ điều trị như thế nào? Và BN có đủ điều kiện để đóng phần chi phí đồng chi trả của mình hay không. Bởi vì chỉ tính riêng chi phí điều trị đặc hiệu hai loại thuốc trên đã khoảng 200 - 300 triệu đồng/đợt điều trị. 20% đồng chi trả cũng không phải là ít, chưa tính đến các khoản chi phí khác như xét nghiệm theo dõi, các thuốc hỗ trợ nâng thể trạng, bảo vệ gan trong suốt quá trình sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu BN không đủ điều kiện, toàn bộ đợt điều trị trước đó hoàn toàn không có giá trị”.
        Mặt khác, phác đồ điều trị viêm gan C hiện do BV Bệnh Nhiệt đới xây dựng cho toàn bộ BV trên địa bàn thành phố. Vì vậy, BHXH Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế thống nhất một phác đồ chung hướng dẫn cho cả nước. Đó là căn cứ để các cơ sở điều trị tuân thủ nhằm tiết kiệm chi phí, tránh hiện tượng BN không điều trị đúng phác đồ ngay từ đầu dẫn đến kháng thuốc. Bên cạnh đó, BN phải cam kết tuân thủ điều trị (ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng) và sẽ có những chế tài nếu BN bỏ trị. Tuy nhiên, khi nào bắt đầu thanh toán cho BN điều trị viêm gan C có BHYT vẫn chưa có thông tin cụ thể.
        Theo một BS chuyên khoa nhiễm, khi đã đưa thuoc tri viem gan c Interferon và Peginterferon vào danh mục, chắc chắn BHXH phải có sự cân nhắc, tính toán từ trước. Tuy nhiên, dù với lý do nào (thuốc chưa đạt hiệu quả như mong muốn, thuốc quá mắc tiền, BN chỉ mua bảo hiểm với mục đích chữa bệnh), một năm qua, BHYT chưa thanh toán thuốc điều trị viêm gan C là đã làm sai quy định.

     Xem thêm : viem gan c men cao, viem gan c man tinh, thuoc tri viem gan c, cach chua benh nong gan

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét